Hoảng sợ trong khi lặn

Hoảng sợ trong khi lặn

“Hoảng sợ” là một phản ứng tinh thần với mối đe dọa có thật hoặc chỉ là cảm nhận, dẫn tới mất kiểm soát và khả năng suy nghĩ logic. Khi này họ sợ hãi và quên đi phần còn lại, dẫn đến việc họ ra quyết định sai lầm. Ví dụ gặp dòng chảy mạnh, họ cố bơi ngược dòng và cuối cùng sẽ kiệt sức.

Tình huống gây căng thẳng bắt đầu từ hệ thần kinh giao cảm và sự tiết Adrenaline kích thích tim và hệ hô hấp. Tim đập mạnh, thở nhanh và không đều, dẫn đến cơ thể bị thiếu không khí. Do không chịu nổi cú sốc này nên quả tim yếu đuối sẽ xử lý một cách rất đơn giản, là ngừng đập.

Hoảng sợ không chỉ làm mất kiểm soát bản thân, mà còn làm thay đổi sinh lý cơ thể. Không phải ngẫu nhiên mà nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cái chết ở dưới nước là do hoảng sợ.

Hoảng sợ (những yếu tố có thể dẫn đến cái chết của thợ lặn) chia thành bốn nhóm :

1. Do bản thân (do đặc điểm của cá nhân và điều kiện vật lý):

– Bị lo ngại bất hợp lý – sự ám ảnh (irrational fears – phobias).
– Bị tác động bởi hệ thần kinh thực vật (nervous and fidgety nature).
– Do thiếu kinh nghiệm và thiếu tự tin.
– Buồn nôn hoặc bị nôn (nausea and vomiting).
– Bị mệt mỏi (physical fatigue).
– Cảm thấy chóng mặt (dizziness).
– Do tác động của rượu hoặc chất kích thích.
– Do bạn chưa sẵn sàng lặn nhưng vẫn lặn.
– Do bị bệnh (injuries and illnesses).
– Do bị giảm thân nhiệt (hypothermia).

2. Do yếu tố nhóm:

– Bị lạc khỏi nhóm lặn.
– Cảm thấy cô độc.
– Cảm thấy không an toàn.

3. Do thiết bị của bạn có vấn đề.

4. Do các mối nguy hiểm ở dưới nước:

– Khi rơi vào dòng chảy mạnh (fast currents).
– Khi nước đột nhiên lạnh và tối lại, hoặc gặp khó khăn khác (troubled, cold and dark water).
– Khi gặp cá lớn, cá dữ.
– Lặn trong khu vực rủi ro cao như hang động, xác tàu đắm (high-risk area: caves, shipwrecks).

Sự hoảng sợ trong khi lặn ở dưới nước sẽ đe dọa tính mạng của bạn. Nhiều chuyên gia tin rằng hoảng sợ là nguyên nhân hàng đầu của tử vong trong khi lặn. Các thể hiện của hoảng sợ trong khi lặn có thể là bị mất phương hướng, cảm giác sợ hãi rất mãnh liệt và nhịp tim nhanh.

Chế ngự nỗi hoảng loạn cần bắt đầu với ý thức rằng mình đã thận trọng khi lặn, thiết bị lặn vẫn hoàn hảo, mình vẫn đang lặn trong giới hạn kinh nghiệm của mình. Thứ hai, không được nản lòng hay trách móc chính mình, nếu bạn có lo lắng trong khi lặn

 

Free 1 buổi học thử – Hiệu quả được kiểm chứng ngay

Các tin khác