Vì sao bị hoa mắt, nhức đầu sau khi lặn?

Vì sao bị hoa mắt, nhức đầu sau khi lặn?

1/ Do dây đeo kính lặn quá chặt. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất.

2/ Đau gáy, nhức đầu, căng thẳng: Bị căng cơ do bạn quá lo lắng, do bạn lên gân cơ gáy, do bạn đã cắn chặt răng trong lúc lặn. Để ngăn chặn, bạn phải thư giãn trong nước.

3/ Do bị cảm lạnh, hoặc do đang bị viêm xoang hoặc dị ứng.

4/ Do bị ngộ độc khí CO2: Do CO2 tồn đọng trong cơ thể. Đơn giản là do bạn thở không đủ để giải phóng CO2, cũng có thể do “mồm thở” kém hiệu quả. Cảm giác u mê là một tác động tiềm ẩn do khí CO2 quá mức. Ngộ độc CO2 dễ xảy ra hơn khi ở độ sâu 30 mét trở lên. Cách điều trị tốt nhất là thở chậm, thở sâu. Không được dùng thuốc giảm đau.

5/ Mất nước là vấn đề chưa được thừa nhận. Triệu chứng đầu tiên của mất nước là đau đầu kèm theo chóng mặt. Khi mất nước, cơ thể sẽ tập trung nước cho phần quan trọng của cơ thể và lượng nước đưa ra “vùng ngoại vi” bị cắt giảm. Ngoài ra máu lên não bị giảm do bị mất nước, dẫn đến giảm oxy não. Nhức đầu và chóng mặt có thể xảy ra. Máy tính lặn sẽ không giúp được bạn trong việc này. Cách điều trị là uống đầy đủ nước trong ngày lặn.

hoa mắt nhức đầu sau khi lặn

Vì sao bị hoa mắt, nhức đầu sau khi lặn ?

6/ Có thể là dấu hiệu của DCS (tức “bệnh thợ lặn”) – căn bệnh do bọt khí nitơ trong máu. DCS có thể dẫn đến suy giảm thể chất thường xuyên hoặc tử vong. Bạn cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu đau đầu và có dấu hiệu khác của DCS như đau hay sưng khớp, nổi mẩn da, ngứa, chóng mặt, buồn nôn hay nôn, ù tai, kiệt sức. Lặn scuba có nguy cơ DCS nếu không giải áp sau khi lặn lâu. Hoặc có thể do bạn đã đi máy bay ngay sau khi lặn.

7/ Đau do bệnh lý (đau nửa đầu, gồm rất đau, bị thay đổi thị giác, yếu hoặc tê liệt cánh tay, muốn ói): Một số loại thuốc điều trị đau đầu có chứa các chất làm tăng nguy cơ gây mê nitơ. Người bị đau nửa đầu không nên lặn nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ về y học lặn.

Theo PADI, có một sự cố gây hoa mắt, choáng váng nhưng xảy ra ngay khi bắt đầu lặn:

Đây là sự cố của những người có tật ở mắt. Ví dụ cận thị, và thường xuyên phải đeo kính thuốc. Khi lặn, do bạn xài kính lặn thay vì kính cận, nên sẽ … lạng quạng (thói quen ngày thường là có kính thuốc). Cách điều trị là bạn đặt mua kính lặn có độ (mắt kính lặn đồng thời là mắt kính cận) tại cửa hàng chuyên bán đồ scuba.

Nguồn: ST

Free 1 buổi học thử – Hiệu quả được kiểm chứng ngay

Các tin khác